- Loại đất: Khu công nghiệp
- Ưu đãi: Chờ hoạt động , Miễn thuế
- Khu Vực: Thanh Hóa
- Quận, Huyện: Huyện Hoằng Hóa
- Lực Lượng Lao Động: > 50.000
- Thời gian thuê: 50 năm
- Thời gian thuê còn lại: 50 năm
- Diện tích: 5400000 m²
- Năm: 2024
- Diện tích lô: 50000 m²
Đặc điểm nổi bật
- Đang GPMB
Mô tả
Cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 153/QĐ-TTg
ngày 27/02/2023, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá
đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 1481/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 và Quy hoạch chung xây dựng Khu
3
công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 3087/QĐ-UBND ngày 31/8/2023.
– Xây dựng khu công nghiệp hiện đại được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng,
phân khu chức năng hợp lý nhằm thu hút đầu tư các dự án đa ngành.
– Xây dựng khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cùng với tuyến
đường cao tốc đang dần hình thành và các khu công nghiệp, định hướng sẽ là vị
trí thuận lợi để thu hút các nhóm ngành công nghiệp liên quan.
– Làm cơ sở pháp lý để xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy
hoạch chi tiết trong khu công nghiệp, nhằm sớm hình thành khu công nghiệp có
quy mô lớn, tương xứng với các tiềm năng lợi thế của huyện, thu hút các dự án
có hàm lượng khoa học – công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh và đột phá trong
phát triển để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Hình thành khu công nghiệp thu hút đầu tư đáp ứng nhu cầu của các
thành phần kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của huyện Hoằng
Hóa và của tỉnh.
– Tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, góp phần quan trọng vào việc chuyển
dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
3. Tính chất, chức năng
Là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp công nghệ
cao; công nghiệp chế biến chế tạo, cơ khí, ô tô; công nghiệp dược; công nghiệp
thực phẩm…
4. Quy mô lao động: Dự báo lao động trong Khu công nghiệp khoảng
36.000 – 58.500 người.
5. Cơ cấu và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp khoảng 540,0 ha, trong đó:
a) Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: diện tích 393,31 ha chiếm 72,8%.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 70%; tầng cao công trình
tối đa 05 tầng; hệ số sử dụng đất tối đa 3,5 lần.
b) Đất hành chính, công cộng – dịch vụ: diện tích 3,18 ha, chiếm 0,6%.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 40%; tầng cao công trình
tối đa 05 tầng; hệ số sử dụng đất tối đa 2,0 lần.
c) Đất công trình hạ tầng kỹ thuật: diện tích 11,80 ha, chiếm 2,2%. Các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 25%; tầng cao công trình tối đa
02 tầng; hệ số sử dụng đất tối đa 0,5 lần.
4
d) Đất cây xanh: diện tích 54,67 ha, chiếm 10,1%.
e) Đất mặt nước: diện tích 21,02 ha, chiếm 3,9%.
f) Đất giao thông: diện tích 56,02 ha, chiếm 10,4%.
(Đối với chỉ tiêu mật xây dựng tối thiểu của các lô đất quy hoạch thực
hiện theo quy hoạch chung được duyệt).
6. Tổ chức không gian
a) Nhà máy, xí nghiệp: Quy hoạch phân lô các lô đất xây dựng nhà máy,
xí nghiệp linh hoạt để đáp ứng yêu cầu xây dựng của các nhà máy với nhiều quy
mô diện tích khác nhau. Khu vực dọc hành lang hai bên tuyến đường đối ngoại
và trục chính khu công nghiệp sẽ ưu tiên thu hút các doanh nghiệp lớn mang tính
chất mỏ neo cho phát triển khu công nghiệp.
b) Khu hành chính, công cộng – dịch vụ: Bao gồm các công trình nhà
điều hành khu công nghiệp được kết hợp dịch vụ công cộng để phục vụ cán bộ,
công nhân viên và chuyên gia trong khu công nghiệp; công trình dịch vụ
thương mại như trưng bày giới thiệu sản phẩm phục vụ sản xuất và công trình
thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động, được bố trí ở gần lối ra vào của
khu công nghiệp.
c) Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Trạm điện, xử lý nước thải,
PCCC… được bố trí khu vực trung tâm khu công nghiệp gần tuyến đường giao
thông nhằm thuận lợi cho việc đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và
ngoài khu công nghiệp.
d) Cây xanh: Hệ thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan được bố
trí thành dải xung quanh ranh giới khu công nghiệp đảm bảo an toàn môi trường
cũng như tạo nên vành đai xanh xung quanh khu công nghiệp, đồng thời bố trí
quỹ đất cây xanh phân tán trong khu công nghiệp, ven hệ thống hồ, mặt nước để
tạo không gian cảnh quan và môi trường sinh hoạt, thể dục thể thao cho người
lao động.
e) Giao thông: hệ thống giao thông nội khu được thiết kế theo dạng ô bàn
cờ, thuận lợi kết nối với các tuyến đường giao thông đối ngoại, đảm bảo tiếp cận
thuận tiện đến từng lô đất.
7. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
7.1. Quy hoạch san nền
– Cao độ san nền khu vực quy hoạch từ là cao độ san nền từ +2.0 đến
+3.0, độ dốc 0,05% với giải pháp có hệ thống bờ bao xung quanh khu công
5
nghiệp với cao độ +3.0.
– Đối với hệ thống bờ bao quá trình thực hiện quy hoạch cần đảm bảo các
yêu cầu như sau:
+ Đảm bảo các yêu cầu về phạm vi hành lang an toàn tuyến tường bao
(5 m kể từ chân taluy); Đất trong hành lang bảo vệ tường bao được kết hợp làm
đường dạo hoặc và trồng các loại cây xanh không làm ảnh hưởng đến hệ thống
tường bao.
+ Thực hiện các phương án ứng phó và khắc phục thiên tai; khơi thông hệ
thống tiêu thoát nước nội bộ tránh xảy ra ngập cục bộ; duy trì sự làm việc bình
thường của trạm bơm để chủ động trong các tình huống bất khả kháng do thiên
tai gây ra trong quá trình thực hiện giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp và nhà xưởng sản xuất.
+ Thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình theo quy
định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định của
pháp luật có liên quan.
7.2. Quy hoạch thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải khu công nghiệp là hệ thống thoát
nước riêng hoàn toàn, được thiết kế tự chảy kết hợp bơm cưỡng bức với công
suất 30 m3/s và đấu nối vào hệ thống kênh Quý Khê. Đối với kênh tiêu Quý Khê
và cần nạo vét khơi thông dòng chảy và cải tạo mở rộng cống Phú Địch để đảm
bảo khả năng đấu nối và tiêu thoát nước của khu vực quy hoạch và khu vực lân
cận. Khu vực quy hoạch được chia làm 04 lưu vực chính:
+ Lưu vực 1: Khu vực được giới hạn bởi sông tiêu chính giữa khu đất và
các tuyến đường: đường gom dọc Quốc lộ 1, đường P1 trục chính vào Khu công
nghiệp và đường Kim Sơn;
+ Lưu vực 2: Khu vực được giới hạn bởi sông tiêu chính giữa khu đất và
các tuyến đường: đường Hoằng Trinh – Hoằng Cát, đường P1 trục chính vào
Khu công nghiệp và đường Kim Sơn;
+ Lưu vực 3: Khu vực được giới hạn bởi sông tiêu chính giữa khu đất và
các tuyến đường: đường gom dọc Quốc lộ 1, đường P1 trục chính vào Khu công
nghiệp; đường Quỳ Xuyên và đường Quốc lộ 1 tiểu dự án 2;
+ Lưu vực 4: Khu vực được giới hạn bởi sông tiêu chính giữa khu đất và
các tuyến đường: đường Hoằng Trinh – Hoằng Cát, đường P1 trục chính vào
Khu công nghiệp và đường Quỳ Xuyên.
6
Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống ngầm đặt dưới vỉa hè đường
giao thông, hệ thống thoát nước sử dụng cống tròn từ D600 –D1500 kết hợp với
hệ thống cống hộp.
Đối với cải dịch kênh N13 sẽ kết nối hoàn trả các cống, kênh cấp 2 bằng
hoặc lớn hơn khẩu độ hiện trạng nhằm đảm bảo phương án cải dịch, hoàn trả và
khả năng thoát nước và năng lực thoát nước của tuyến kênh mương. Sau khi thi
công xây dựng xong đoạn kênh cải hoán mới được phép phá dỡ kênh cũ và đấu
nối vào.
7.3. Quy hoạch giao thông
a) Giao thông đối ngoại: Khu đất lập quy hoạch kết nối với các tuyến
đường khu vực của khu công nghiệp bao gồm: Đường gom phía Đông của tuyến
Quốc lộ 1 có bề rộng đường 10,5 m; vỉa hè 5 m; Quốc lộ 1 tiểu dự án 2 lộ giới
91 m trong đó có đường gom 2 bên; đường Kim Sơn lộ giới 31 m; đường Quỳ
Xuyên lộ giới 29 m, đường Hoằng Trinh – Hoằng Cát có lộ giới 20,5 m; đường
nối từ đường vành đai phía Đông số 3 đi Bút Sơn có lộ giới là 56 m.
b) Giao thông nội bộ: Mạng lưới giao thông trong khu được thiết kế về cơ
bản theo dạng ô bàn cờ thông qua các trục chính của khu công nghiệp đấu nối
vào hệ thống giao thông đối ngoại. Quy mô mặt cắt đường được tính toán phù
hợp với quy mô khu công nghiệp đảm bảo lưu lượng, vận tốc của các phương
tiện tham gia. Hành lang các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo khả năng bố trí
hệ thống đường dây, đường ống, tuynen… Tuyến đường chính vào khu Công
nghiệp (Tuyến đường P1) chạy theo hướng Bắc – Nam, chiều dài tuyến khoảng
3,2 km. Quy hoạch mặt cắt ngang: mặt đường 11,5 m x2; phân cách giữa 19 m +
2 m x2; vỉa hè 10 m x2; chỉ giới đường đỏ là 66 m. Các tuyến đường khác trong
khu công nghiệp có mặt cắt các tuyến giao thông có lộ giới từ 35,0 m đến 54,0 m.
7.4. Quy hoạch cấp nước
– Nhu cầu cấp nước cho khu công nghiệp: Q = 16.000,0 m3/ngđ.
– Nguồn nước cấp thô: được lấy tại nhánh N13 – kênh Nam đi qua cụm
công nghiệp Phú Quý.
– Xây dựng mới hệ thống cấp nước và Nhà máy cấp nước với công suất
khoảng 21.000 m3/ngđ;
– Mạng lưới đường ống cấp nước được đi ngầm trên vỉa hè dọc các tuyến
giao thông để thuận tiện cho việc vận hành, quản lý và sửa chữa khi có sự cố.
7.5. Quy hoạch cấp điện
– Nhu cầu cấp điện cho khu công nghiệp là 123,4 MVA.
7
– Nguồn điện được lấy từ Trạm biến áp 220kV trạm biến áp Hậu Lộc xây
mới (theo định hướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa) với công suất hiện nay
2x250MVA, tầm nhìn đến năm 2040 với công suất 3x250MVA.
– Xây dựng mới TBA 110 kV trong Khu công nghiệp Phú Quý có công
suất 3×63 MVA (theo định hướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa) để cấp điện cho
Khu công nghiệp.
– Mạng lưới cấp điện:
+ Đường dây cao áp: xây dựng tuyến điện 110 kV cấp điện cho Khu công
nghiệp Phú Quý.
+ Mạng lưới điện: xây dựng tuyến điện 22 kV được quy hoạch bằng cáp
treo trên các cột điện đi dọc các tuyến giao thông. Lưới điện 0,4 kV trong khu
công nghiệp được quy hoạch ngầm dưới vỉa hè.
7.7. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a) Thoát nước thải:
– Nhu cầu xử lý nước thải cho khu công nghiệp là 8.900 m3/ngđ.
– Trạm xử lý nước thải: Xây mới 1 trạm xử lý nước thải với công suất
12.000 m3/ngđ đảm bảo xử lý được toàn bộ công suất nước thải.
– Mạng lưới thoát nước: Mạng lưới thoát nước sử dụng ống HDPE, đường
kính tối thiểu D300, đi ngầm dưới vỉa hè các tuyến giao thông thu gom toàn bộ
nước thải của KCN về trạm xử lý.
b) Vệ sinh môi trường:
– Tổng lượng chất thải rắn trong khu công nghiệp: 118 tấn/ngđ.
– Rác thải sinh hoạt: Được thu gom và vận chuyển đến các khu xử lý rác
thải trên địa bàn như: điểm XLRT Hoằng Thái (diện tích 1,5 ha, công suất 25
tấn/ngđ); điểm XLRT Hoằng Xuyên (diện tích 1,5 ha, công suất 23 tấn/ngđ)…
– Rác thải công nghiệp: Được thu gom, đóng gói lại theo quy cách, sau đó
chuyển đến Địa điểm xử lý xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa: Quy mô khoảng
5,0 ha, công nghệ đốt hoặc hỗn hợp, công suất xử lý 500 tấn/ngđ (theo quy
hoạch tỉnh Thanh Hóa).
7.8. Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động
Đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có công nghệ tiên
tiến,đảm bảo an toàn, mỹ quan và đồng bộ với quy hoạch của khu công nghiệp,
đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người lao động, phục vụ chỉ đạo, điều
hành, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong phạm vi quy hoạch.
8
Các trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) được đầu tư, xây dựng
thân thiện với môi trường, có khả năng dùng chung cho các doanh nghiệp viễn
thông trong khu vực.
Bố trí quỹ đất xây dựng các trạm BTS tại các khu đất công cộng, công
viên, vườn hoa, vỉa hè,…; bố trí vị trí để lắp đặt các thùng thư công cộng, điểm
phục vụ bưu chính, viễn thông tại khu vực hành chính – dịch vụ của khu công
nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người lao động.
Xây dựng hệ thống đường ốn, cống, bể cáp theo nguyên tắc tổ chức mạng
ngoại vi có khả năng sử dụng chung cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác.
Tất cả các loại cáp viễn thông được đi ngầm trong hệ thống đường ống,
cống, bể cáp trên vỉa hè của các tuyến đường chính, đường nội bộ trong phạm vi
quy hoạch để đảm bảo an toàn, mỹ quan và đồng bộ với các cơ sợ hạ tầng khác.
Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu trong phạm vi quy hoạch,
tiến hành cải tạo, ngầm hóa 100% để đảm bảo an toàn, mỹ quan trong khu
công nghiệp.
8. Đánh giá môi trường chiến lược
8.1. Tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch
Các mục tiêu quy hoạch được xây dựng phù hợp với các vấn đề và mục
tiêu môi trường để tạo dựng một khu công nghiệp phát triển bền vững về môi
trường. Khi thực hiện quy hoạch có 2 tác động xảy ra đó là khi thi công và khi
khu công nghiệp đi vào hoạt động.
a) Tác động đến môi trường đất: tác động lớn nhất đến môi trường đất sẽ
là hoạt động đào đắp, nạo vét san nền làm thay đổi tính chất cơ lý của đất, thay
đổi dòng chảy của khu vực. Hoạt động công nghiệp sẽ phát sinh chất thải, nước
thải ra môi trường nước, đất, không khí.
b) Tác động đến môi trường nước: tác động trực tiếp đến môi trường nước
là nước thải do quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân. Các hoạt động san
nền làm thay đổi cấu trúc mặt phủ, thay đổi chế độ thủy văn (khả năng giữ nước,
thời gian tập trung nước về cuối nguồn).
c) Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn: khí thải do các hoạt động
sản xuất; khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải; hoạt động của khu công
nghiệp sẽ tác động rất mạnh đến môi trường không khí, tiếng ồn khu vực.
d) Tác động đến môi trường CTR: lượng CTR lớn qua các hoạt động sản
xuất công nghiệp sẽ gây áp lực cho hệ thống vận chuyển, phát sinh nguy cơ ô
nhiễm dọc tuyến đường ra khu xử lý tập trung.
9
e) Tác động đến hệ sinh thái: hoạt động nạo vét, san nền làm thay đổi hệ
sinh thái đất.
f) Tác động đến kinh tế – xã hội: vấn đề tập trung một lượng lớn lao động
cũng đặt ra các vấn đề về kiểm soát an ninh trật tự, an toàn lao động, dịch bệnh.
8.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục
a) Lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường trong các định hướng quy
hoạch: Đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong khu công nghiệp cũng như từng
nhà máy. Phân nhóm theo mức độ ô nhiễm các xí nghiệp sản xuất để bố trí các
cụm nhà máy gần nhau, có giải pháp thích hợp cho từng cụm. Xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
b) Bảo vệ môi trường đất: quá trình nạo vét, san nền phải được tiến hành
đồng bộ, đúng kỹ thuật, tránh sụt lún khi xây dựng công trình. Sau khi quá trình
san nền hoàn thành phải trồng cây, phủ mặt những vị trí dự định bố trí cây xanh,
khu đất chưa sử dụng. Xử lý triệt để nước thải, CTR tránh gây ô nhiễm thứ cấp.
c) Bảo vệ môi trường nước: thu gom và xử lý triệt để nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường (giải
pháp thu gom và xử lý nước thải theo quy hoạch). Nghiêm cấm xả nước thải
chưa xử lý, nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra nguồn.
d) Bảo vệ môi trường không khí: khống chế ô nhiễm ngay tại nguồn phát
sinh ra chất thải, coi vận hành và quản lý các thiết bị, máy móc cũng như quá
trình công nghệ sản xuất là một biện pháp để khống chế ô nhiễm môi trường
không khí. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm tại các nhà
máy. Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy và khu công nghiệp.
e) Giảm thiểu CTR: thực hiện phân loại CTR tại nguồn và mô hình sản
xuất sạch với từng nhà máy, từng cụm nhà máy, giảm thiểu lượng CTR phát
sinh. Điểm tập trung CTR phải được kiểm soát về môi trường chặt chẽ, đảm bảo
không bị ảnh hưởng bởi các nguy cơ ngập úng, có mái che, tường bao, nền được
chống thấm để tránh ảnh hưởng về cảnh quan và môi trường không khí.
f) Bảo vệ hệ sinh thái: có kế hoạch thi công hợp lý, hạn chế tối đa tiếng
ồn, rung chấn ảnh hưởng đến hệ sinh vật tồn tại trong khu vực.
g) Giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế – xã hội: khi khu công nghiệp triển khai,
hoạt động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hộ dân, doanh nghiệp đang sinh sống
trong khu vực. Cần tính toán các phương án tái định cư, công tác đền bù phải
được tiến hành thỏa đáng. Đào tạo nghề cho những người có nhu cầu, ưu tiên bố
trí việc làm cho người trong diện giải tỏa vào làm việc trong khu công nghiệp.
10
h) Xây dựng kế hoạch quản lý, quan trắc, giám sát tác động môi trường.
9. Phương án nhà ở cho chuyên gia, công nhân, tái định cư và di
chuyển nghĩa địa
9.1. Xác định vị trí khu đất xây dựng nhà ở cho chuyên gia, công nhân
Được định hướng quy hoạch đồng bộ gắn với quy hoạch chung xây dựng
xã Hoằng Cát. Diện tích khu nhà ở xã hội dự kiến khoảng 11 ha, dự kiến đặt tại
vị trí phía Đông Nam Khu công nghiệp, giáp đường Quỳ Xuyên. Phục vụ nhu
cầu dịch vụ, nhà ở cho lao động Khu công nghiệp (bao gồm chuyên gia, quản lý,
công nhân…) và cho nhân dân khu vực lân cận.
9.2. Xác định vị trí khu đất xây dựng khu tái định cư
Tổng số hộ diện tái định cư khoảng 148 hộ (thuộc thôn Tân Đức, xã
Hoằng Quý) đã được nghiên cứu định hướng tại đồ án Quy hoạch chung đô thị
Phú Quý đến năm 2030. Vị trí lô đất dự kiến sẽ bố trí tại phía Đông đường Quốc
lộ 1 thuộc xã Hoằng Quý với quy mô khoảng 9 ha sẽ được cập nhật trong đồ án
Quy hoạch chung đô thị Phú Quý.
9.3. Về phương án di chuyển nghĩa địa
Di chuyển nghĩa địa hiện trạng của thôn Tân Đức (diện tích kho
- ID: 9988
- Published: 31/05/2024
- Last Update: 31/05/2024
- Lượt xem 147